Ô nhiễm ánh sáng - “Sát thủ vô hình” không phải ai cũng biết

1/ Ô nhiễm ánh sáng là gì 
Ô nhiễm ánh sáng là việc sử dụng quá mức ánh sáng nhân tạo để chiếu sáng vào ban đêm, nó gây bởi vô số nguồn sáng phát ra bên ngoài theo hướng nhất định. Điển hình như trong chiếu sáng công cộng có nguồn sáng quá chói, làm sáng bầu trời đêm hay ánh sáng chiếu vào nhà dân.

2/ Thực trạng ô nhiễm ánh sáng hiện nay 
Hơn 100 năm trước, việc phát minh ra bóng đèn điện là một trong những bước ngoặt lớn của nhân loại. Ánh sáng của các bóng đèn này làm các ngõ ngách, khu phố, thành thị tối tắm trở nên sáng sủa, an toàn. Kéo dài thời gian đi lại buổi tối và lần đầu tiên đem điện đến các gia đình. Ngày nay ánh sáng nhân tạo chiếu sáng khắp mọi nơi nhưng đi kèm với nhiều hệ lụy mà không phải ai cũng biết.

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn năng lượng dành cho mục đích chiếu sáng chiếm đến ¼ năng lượng tiêu dùng của toàn thế giới. Tuy nhiên có đến 50 đến 90% ánh sáng của các tòa nhà được thắp sáng là không cần thiết, điều đó đã góp phần làm tăng đáng kể lượng khí thải nhà kính trong khí quyển, chưa kể đến ánh sáng của các biển quảng cáo, ánh sáng đèn pha của các phương tiện tham gia giao thông.
Quan sát trái đất từ không gian vào ban đêm, ta sẽ thấy phần lớn bề mặt trái đất được bao phủ với các mảng sáng rực rỡ của các ánh đèn điện. Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã công nhận ô nhiễm ánh sáng trong suốt 20 năm qua. 

3/ Nguyên nhân gây ô nhiễm ánh sáng

  • Không tắt các thiết bị chiếu sáng khi không cần thiết
  • Lạm dụng quá nhiều ánh sáng trong cùng 1 khu vực.
  • Lắp đặt thiết bị chiếu sáng không phù hợp, dẫn đến phải sử dụng nhiều năng lượng hơn mức cần thiết cho việc chiếu sáng.
  • Sự hướng dẫn chưa đầy đủ các các nhà quản lý và những người ở trong các toà nhà về việc sử dụng hệ thống chiếu sáng một cách hiệu quả.
  • Cơ quan chức năng ở nhiều thành phố chưa có sự quan tâm, nhiều quốc gia chưa đưa ra điều luật về chiếu sáng ban đêm

       …………………..
4/ Hậu quả của ô nhiễm ánh sáng 
Hiện nay còn rất nhiều người chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm ánh sáng bởi những tác động của nó tới sức khỏe con người không thấy rõ ràng ngay lập tức như ô nhiễm không khí. Theo một nghiên cứu cho rằng ánh sáng của các bóng đèn Led vào ban đêm mạnh hơn ánh sáng ban tự nhiên của ban ngày gấp 100 lần, điều này ảnh hưởng lớn đến không chỉ đến sức khỏe người dân mà còn cả hệ sinh thái. Do đó Tổ chức y tế thế giới đã liệt kê sát thủ vô hình này vào nhóm nguy cơ cao ngang với việc tiếp xúc hóa chất độc hại

  • Đối với sức khỏe con người

-Đối với con người, việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng vào ban đêm dễ làm rối loạn giấc ngủ và mất khả năng tập trung, nguyên nhân là ánh sáng phát ra từ các bóng đèn quảng cáo sẽ gây ức chế quá trình sản sinh ra melatonin - một loại hợp chất giúp điều khiển đồng hồ sinh học của con người và ngăn ngừa ung thư.

-Nếu như bị các tia tử ngoại bởi ánh sáng màu của các bóng đèn trong sân khấu chiếu xạ trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng như chảy máu mũi, rụng răng, đục thủy tinh thể thậm chí dẫn đến bệnh máu trắng và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Phụ nữ sống ở các vùng đô thị nhiều ánh sáng nhân tạo có nguy cơ mắc ung thư vú và béo phì cao hơn 70% so với các phụ nữ tận dụng chiếu sáng tự nhiên. 

  • Đối với hệ sinh thái 

Ánh sáng nhân tạo là các con chim bị mất phương hướng vì chúng dò đường dựa vào ánh sáng của các ngôi sao. 
Ánh sáng nhân tạo còn phá hủy nhịp sống sinh học của nhiều loài cây, không những thế do được chiếu sáng vào ban đêm nên nhiều loài cây có xu hướng rụng lá, làm tăng lượng khí CO2. 
Đời sống hoang dã đặc biệt là rùa biển có nhiều tập tính vào ban đêm sẽ bị phát vỡ. Theo bản năng, rùa con mới nở sẽ theo ánh sáng mặt trăng để bơi về biển, nhưng giờ đây bị mất phương hướng do ánh sáng từ trong đất liền phát ra, vì thế nhiều rùa con đã không thể tìm về với đại dương

  • Đối với nền kinh tế

Mỗi năm lãng phí hàng tỷ đô la để mua thang đá và dầu mỏ đốt cháy tạo ra điện thắp sáng không cần thiết. 

4/ Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

  • Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với nhu cầu cần thắp sáng
  • Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ
  • Cải tiến các loại đèn chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết
  • Đối với các thành phố lớn, cần có luật về chiếu sáng khi về đêm
  • Sử dụng đèn năng lượng mặt trời, thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa lãng phí điện năng

Mua đèn năng lượng mặt trời chất lượng, uy tín, chính hãng tại:

👉 Đèn năng lượng mặt trời 👈

Bạn đang xem: Ô nhiễm ánh sáng - “Sát thủ vô hình” không phải ai cũng biết
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: